Chả là tuần này tôi được giao cho cái task tìm hiểu GA4 để thay thế cho GA3. Nguyên do là tháng 7/2023 tới Google sẽ dừng cái GA3 nên phải chuẩn bị thay đổi sang GA4. Đến hôm nay là ngày thứ 3 rồi, thì cũng may quá, cũng có thứ để trình bày với ô lead về việc chuyển đổi sang GA4. Tôi viết bài này để đưa ra những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới, cụ thể là tìm hiểu cái GA4 này. Ban đầu ông lead chỉ đưa ra đúng yêu cầu tìm hiểu về GA4, so sánh với GA3 và demo. Và vấn đề ở chỗ này, tôi cũng ậm ừ oke và hỏi deadline để báo cáo, ô bảo chiều hôm sau, thế là tôi bắt tay vào tìm kiếm đầu tiên mấy cái GA này là gì. Tua nhanh đến sáng hôm sau, sau khi đã đọc vài trang giới thiệu và định nghĩa về GA4, cùng với so sánh với GA3. Tôi cũng lơ mơ hiểu được nó là gì, nhưng bị ngộp với lượng thông tin khổng lồ, tôi không biết phải trình bày lại như thế nào một cách đầy đủ và ngắn gọn, chưa kể phần demo tôi cũng chưa làm được. Lúc này tôi đã hiểu...
Mến thương các bạn (bị lậm w5n :v)~
Hôm nay tôi vừa đọc xong quyển 7 thói quen để thành đạt, sẵn còn nhiều cảm xúc nên tôi phải lưu lại vài dòng. 7 thói quen đấy là: chủ động, xác định các mục tiêu, làm những điều quan trọng, tư duy cùng thắng, lắng nghe và thấu hiểu, đồng tâm hiệp lực, tự rèn bản thân. Quyển sách này từ thời điểm bắt đầu đọc cho đến hôm nay chắc cũng phải vài tháng liền, mặc dù sách có gần 500 trang thôi, nhiều chỗ tôi không hiểu và cũng hay quên, nhưng tôi tự hứa với mình rằng sẽ đọc lại nhiều lần quyển sách này, đọc đến khi nào bản thân thấm nhuần những triết lý trong sách. Và sau đây tôi sẽ viết lại những phần nội dung mà tôi còn nhớ về những gì đã đọc.
1. Thói quen chủ động
Đây là thói quen đầu tiên được đề cập, trong sách có nói đến một khái niệm đó là có một kẽ hở giữa tác động và phản ứng. Không như các con vật, con người chúng ta sở hữu trí thông minh bậc cao, khi một sự vật, hiện tượng gì đó xảy ra và ảnh hưởng đến ta, thì thay vì phản ứng luôn thì chúng ta có thể lựa chọn, suy nghĩ để đưa ra những phản ứng có thể có của bản thân. Ví dụ khi đang rất đói thì một con hổ khi cho 1 miếng thịt sẽ lao vào ăn ngấu nghiến, còn con người sẽ có suy nghĩ rằng có nên ăn nó hay không, nếu đấy là miếng thịt của kẻ thù thì liệu có dám ăn. Chủ động không chỉ qua hành động mà còn trong suy nghĩ, một người có tính chủ động cao thường gắn liền với trách nhiệm, họ không muốn bị động để mọi chuyện muốn ra sao thì ra, rồi sau đó khi thất bại thì đổ lỗi cho những thứ bên ngoài, nhưng thật ra, họ đã "chủ động" lựa chọn ngồi yên để mọi thứ xoay vần.
2. Thói quen bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định
Mỗi người nên xây dựng, xác định các mục tiêu của bản thân. Nếu không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ như con phù du để cho dòng đời này cuốn đi đâu thì đi. Đến giờ, một bài học lớn mà tôi học được đó là nếu bạn không có kế hoạch thì bạn sẽ phải làm theo kế hoạch của người khác. Và lúc nhận ra điều đấy thì như tôi sẽ thấy rất cay đắng và tủi nhục. Ta trở thành thứ mà người khác muốn, vi phạm với thói quen số 1.Vậy nên hãy dành thời gian để chiêm nghiệm bản thân thực sự muốn gì. Trong sách có những hướng dẫn giúp ta xây dựng kế hoạch.
3. Ưu tiên những gì quan trọng nhất
Một ngày có bao nhiêu việc xảy ra, nếu làm hết tất cả các việc đó, chắc chắn hiệu quả sẽ k tốt nhất. Ta cần phân biệt được đâu là những việc quan trọng để đầu tư thời gian cho nó, giúp đem lại kết quả tốt nhất. Trong sách có khuyên ta nên đầu tư làm những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, bởi đây là những việc có giá trị rất cao ở tương lai, theo tôi đánh giá, nó như một loại cổ phiếu mà càng đầu tư nhiều, thì lãi suất không có giới hạn. Những việc quan trọng và khẩn cấp dĩ nhiên phải làm, nhưng sẽ đến một lúc khi bàn càng dành nhiều thời gian cho 1/4 thứ 2 kia, bạn sẽ giảm bớt các việc của 1/4 thứ 1.
4. Tư duy cùng thắng
Để có mối quan hệ lành mạnh và lâu dài, chúng ta phải học cách tư duy cùng thắng. Nếu không thể cùng thắng, hãy từ chối hợp tác nếu cần thiết.
5 Lắng nghe và thấy hiểu
Đây là cấp độ cao nhất của lắng nghe người khác. Hãy đặt bản thân vào vị trí người khác để hiểu họ rõ hơn. Một khi người đối diện cởi mở hơn (tức là thấy tin tưởng và có cảm tình tốt với mình) thì ta sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra một phương án tốt nhất cho cả 2 (theo tư duy cùng thắng).
6. Đồng tâm hiệp lực
Như cái tên thôi, mọi người đều cùng một ý chí, lý tưởng, tương thuộc nhau. Khi ấy 1 + 1 không phải bằng 2 mà có thể bằng 8 16, đó là 1 sức mạnh không chỉ theo phép cộng đơn thuần, nó sẽ đột biến và hiệu quả không ngờ.
7. Rèn giũa bản thân
Ta phải tự giác, chính trực để có được những thói quen kể trên, không ngừng trau dồi, học tập để ngày một tiến lên.
Tôi đã viết xong cảm nghĩ về quyển sách vừa đọc xog, thấy khá dài tuy chưa đủ chi tiết như tôi muốn, nhưng cũng tạm chấp nhận được, trong tương lai sẽ có nhiều bài viết khi chia sẻ những gì mà tôi đã thực hành theo. Hẹn gặp lại trong bài viết mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét