Chả là tuần này tôi được giao cho cái task tìm hiểu GA4 để thay thế cho GA3. Nguyên do là tháng 7/2023 tới Google sẽ dừng cái GA3 nên phải chuẩn bị thay đổi sang GA4. Đến hôm nay là ngày thứ 3 rồi, thì cũng may quá, cũng có thứ để trình bày với ô lead về việc chuyển đổi sang GA4. Tôi viết bài này để đưa ra những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới, cụ thể là tìm hiểu cái GA4 này. Ban đầu ông lead chỉ đưa ra đúng yêu cầu tìm hiểu về GA4, so sánh với GA3 và demo. Và vấn đề ở chỗ này, tôi cũng ậm ừ oke và hỏi deadline để báo cáo, ô bảo chiều hôm sau, thế là tôi bắt tay vào tìm kiếm đầu tiên mấy cái GA này là gì. Tua nhanh đến sáng hôm sau, sau khi đã đọc vài trang giới thiệu và định nghĩa về GA4, cùng với so sánh với GA3. Tôi cũng lơ mơ hiểu được nó là gì, nhưng bị ngộp với lượng thông tin khổng lồ, tôi không biết phải trình bày lại như thế nào một cách đầy đủ và ngắn gọn, chưa kể phần demo tôi cũng chưa làm được. Lúc này tôi đã hiểu...
Có lẽ chưa bao giờ mà thông tin lại bùng nổ như trong thời đại này. Từ mọi lứa tuổi, giới tính, địa vị đều có thể tiếp cận được mọi thông tin một cách đơn giản. Thậm chí dù không chủ động thì thông tin nó cũng tự tìm đến và nhồi vào đầu bạn. Điều này tốt chứ, yeah quá tốt. Bạn cứ thử tưởng tượng ngày xưa muốn biết điều gì bạn phải mua báo, xem TV thời sự, thì ngày nay, bạn chỉ cần gõ tìm kiếm, hoặc thậm chí sử dụng giọng nói là đã có ngay thông tin bạn cần. Nhưng, lại nhưng, mọi thứ đều có hai mặt tốt và xấu. Và mặt xấu của thời đại thông tin ngày nay cũng thật gớm ghiếc, tôi không nói quá đâu, fake news, tin nhảm xuất hiện tràn lan và thật khó để kiểm duyệt, mà tôi cũng không nghĩ kiểm duyệt được, ít nhất là trong vài chục năm nữa. Bản chất loài người là gì, nếu dùng ý kiến chủ quan của tôi để đưa ra đánh giá thì thật tự mãn nên tôi sẽ dùng số liệu để nói chuyện. Nếu kiểm tra nhanh bạn sẽ thấy số lượng người xem các loại hình giải trí, các tin giật gân, các hiện tượng mạng ...